Cách phân biệt cà phê thật - cà phê giả

Thời gian gần đây trên mạng có rất nhiều cách hướng dẫn nhận biết cà phê thật – giả, Làm thế nào để biết cà phê bạn mua về thực sự là loại cà phê thật? Và làm sao để phân biệt đâu là một sản phẩm cà phê nguyên chất, cà phê thật tốt cho sức khỏe?


Hướng dẫn thí nghiệm đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội.

Người tiêu dùng cũng có thể phân biệt cà phê thật – giả theo cách đơn giản sau: Chuẩn bị 1 cốc nước ở nhiệt độ bình thường, lấy 2 muỗng cà phê muốn thử đổ lên mặt cốc nước.

+ Nếu là cà phê nguyên chất, bột cà phê nổi rất lâu trên mặt nước, phải khoảng sau 10 phút cà phê mới bắt đầu chìm từng ít một. Màu nước trong trước khi cà phê chìm và chuyển thành màu nâu cánh gián trong trẻo sau khi bột cà phê chìm.

+ Nếu cà phê ít tạp và phẩm màu ở mức độ vừa phải, bột cà phê sẽ chìm từ từ và rơi từng mảng. Màu nước chuyển thành màu nâu đen do các chất tạo màu tan nhanh trong nước.

+ Nếu cà phê nhiều tạp bột cà phê lập tức chìm xuống đáy ly theo từng mảng. Màu nâu đen phai ra trong nước ngay lập tức khi cho cà phê vào cốc nước và ly cà phê hoàn toàn chuyển thành màu đen.

Như vậy, tỷ lệ pha bột càng nhiều, cà phê càng nhanh chìm xuống đáy ly và nước càng nhanh vẩn đục.

Nhận xét về thí nghiệm: PGS.TS.NGƯT Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, thí nghiệm được thực hiện không hề dựa trên một cơ sở khoa học nào, người thực hiện chỉ dựa vào chút ít kinh nghiệm của mình để làm. Cà phê thật chỉ có thể phân biệt khi chưa xay, hoặc dùng các xét nghiệm phân tích thành phần hóa học.

TS. Thịnh phân tích, hạt cà phê hay hạt ngũ cốc khi được rang lên thì tính chất cơ học cơ bản không khác nhau nhiều, khả năng hấp thụ nước ở nhiệt độ thường cũng vậy. Vì vậy, nếu hạt cà phê và hạt ngũ cốc được xay ở cùng độ mịn thì hầu như sẽ ngậm nước trong thời gian như nhau, nên sẽ chìm cùng nhau, không có chuyện cà phê thì nổi còn ngũ cốc lại chìm.

Cà phê thật chỉ có thể phân biệt khi chưa xay, hoặc dùng các xét nghiệm phân tích hóa học

Nếu trộn cà phê với ngũ cốc rồi mới xay thì hạt ngũ cốc sẽ dễ bị xay mịn hơn, khi đổ vào nước sẽ chìm nhanh hơn bột cà phê, nhưng nếu xay cà phê và ngũ cốc riêng ở cùng kích cỡ sau đó mới trộn hai loại bột với nhau thì độ ngậm nước gần như nhau.

"Nên không thể phân biệt cà phê thật - giả theo cách trên", PGS.TS. Thịnh khẳng định.

"Nếu cà phê có trộn ngũ cốc hoặc dùng các chất phụ gia tốt, ở liều lượng cho phép thì không hại gì cho sức khỏe người uống, nhưng nó là hành vi gian dối trong kinh doanh nếu không ghi rõ trên bao bì", TS. Thịnh cho biết thêm. Vì vậy, ở nước ngoài nhiều cửa hàng bán cà phê còn nguyên hạt, khi người mua lựa chọn xong cửa hàng mới xay tại chỗ cho người mua chứng kiến. 


Dòng sản phẩm cà phê hạt rang xay Trung Nguyên

Đối với dân sành cà phê, dù bận rộn đến mấy, dù quán có xa đến đâu thì họ cũng sẵn sàng “cất công, mất sức” để đến thưởng thức cái hương vị cà phê đặc trưng. Cà phê ở đây không chỉ là một loại thức uống mà là sự tận hưởng, trải nghiệm. Vì thế, bên cạnh những gói cà phê hòa tan chất lượng và tiện lợi thì người tiêu dùng vẫn có nhiều lựa chọn khác với cà phê hạt rang Trung Nguyên được xay trực tiếp cho Quý khách tại Siêu Thị Thế Giới Cà Phê.

(ST - Cà phê & Sức khỏe)

CAFE.NET.VN